Hướng dẫn hạch toán tiền lệ phí môn bài, cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài theo Thông tư 200 và Thông Tư 133 được chia sẻ trong bài viết dưới đây
Khi nộp Tờ khai lệ phí môn bài:
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:
Nợ 6425: - Thuế, phí và lệ phí.
Có TK 3338: - Các loại thuế khác
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133:
Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3338: - Các loại thuế khác
Theo điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định mức lệ phí môn bài hiện nay:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khi nộp tiền vào ngân sách:
- Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách các bạn hạch toán:
Nợ TK 3338:
Có TK 111,112:
Hướng dẫn hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài:
- Khi DN nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
- Khi nộp tiền phạt (Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách):
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112.
- Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 811
Lưu ý: Khoản tiền phạt nộp Tiền thuế môn bài và Tiền phạt chậm nộp Tờ khai thuế môn bài Sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN
"2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật."
Tin tức kế toán
Số lượt xem
Đang online | |
Tổng xem | 1 |